Hướng dẫn thực hiện Quy Chế ĐH-CĐ mới (QC 25)

Hướng dẫn thực hiện Quy Chế ĐH-CĐ mới (QC 25)

I- QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ:
- Căn cứ Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 26/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Những điều khoản trong quy chế mới đã nêu đầy đủ, cụ thể thì áp dụng nguyên văn bản hướng dẫn này không đề cập đến.
- Những điều khoản nào chưa rõ hoặc điều khoản nào được Bộ trưởng uỷ quyền cho Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng cụ thể hoá cho phù hợp với tình hình đào tạo của nhà trường thì được quy định cụ thể trong bản hướng dẫn này.
- Quy trình tổ chức thi tốt nghiệp, thi học phần, đề thi, coi thi, lưu giữ bài thi, chấm thi, lưu điểm sẽ được quy định trong phụ lục.
- Những hướng dẫn của trường trước đây cho quy chế cũ nếu trái hướng dẫn này đều bãi bỏ.

II- NỘI DUNG:
Điều 1: Đối tượng áp dụng:

-Quy chế số 25/2006/QĐ-BGDĐT (quy chế mới) áp dụng cho hệ đào tạo Cao đẳng chính quy như sau:
- Từ khóa 54 trở về trước vẫn thực hiện theo Quy chế 04/1999/QĐ-BGD&ĐT (quy chế cũ).
- Khoá 57: Áp dụng theo quy chế mới
- Các lớp Cao đẳng khóa 55 và khóa 56: Đối với các học phần đã giảng xong, đã tổ chức thi kết thúc học phần và các học phần đang giảng dở dang chưa tổ chức thi thì vẫn cho thi kết thúc học phần và coi điểm thi đó là điểm học phần .
- Đối với các học phần mới bắt đầu giảng từ tháng 12/2006 thì phải áp dụng cách đánh giá kết quả học phần theo Quy chế mới.
- Sau khi có ĐHP(điểm học phần) tính điểm TBCHT(trung bình chung học tập)(A) và xét điều kiện để sinh viên được học tiếp, dừng học, thôi học được tính xét theo quy chế mới.
Điều 4 (Thời gian và kế hoạch đào tạo): được áp dụng như sau:
- Các chuyên ngành đào tạo trình độ Cao đẳng tuyển sinh tốt nghiệp THPT, THBT hoặc TCCN khác chuyên ngành đào tạo là 3 năm (36 tháng), đào tạo Cao đẳng tuyển sinh tốt nghiệp TCCN cùng ngành đào tạo(đào tạo liên thông) 1,5 năm (18 tháng).
-Chương trình đào tạo của trường hiện nay các học phần là bắt buộc không có tự chọn và sinh viên phải học theo tiến độ quy định.
-Một năm học có 2 học kỳ chính và có thêm 1 học kỳ hè (5 tuần) để cho những sinh viên học lại thi trả nợ. Sinh viên sau lần thi thứ nhất ĐHP (tính theo công thức ở điều 10) <5.0 phải thi lại lấy ĐTHP(điểm thi học phần) để tính ĐHP. Nếu ĐHP> 5.0 học phần được tích luỹ, nếu sau 2 lần thi còn nợ các học phần (lý thuyết hoặc thực hành) kể cả học tiếp và dừng học được thi lại hai lần nữa nhưng phải học lại, thực tập lại 100% nội dung học phần không đạt. Sinh viên phải làm đơn, nộp lệ phí theo quy định. Các Khoa tập hợp danh sách sinh viên học lại về phòng Đào tạo thẩm định trình Ban Giám Hiệu duyệt sau đó phòng Đào tạo phối hợp các Khoa bố trí học và thi trả nợ vào học kỳ hè, vào cùng các khoá sau hoặc trước khi thi tốt nghiệp.

Điều 6 (Điều kiện để SV được học tiếp, được nghỉ học tạm thời, được tạm ngừng học hoặc bị buộc thôi học): 
Những SV thuộc diện bị buộc thôi học theo các điểm a, b và c khoản 4 điều 6 của quy chế nếu có nguyện vọng xin xuống học hệ TCCN (hoặc nghề) phải làm đơn, Nhà trường sẽ xét cho chuyển xuống học hệ đào tạo thấp hơn và cho bảo lưu kết quả những học phần đã đạt > 5.0 điểm (những học phần bảo lưu kết quả được thể hiện ngay trong quyết định cho học).
Điều 7: Ưu tiên trong đào tạo
- Các đối tượng ưu tiên được quy định trong quy chế tuyển sinh.
- Sinh viên diện ưu tiên được dừng học không quá 3 năm, diện không ưu tiên không quá 2 năm. 
Điều 10 :
* Điều kiện để được thi kết thúc học phần: 
- Học phần lý thuyết : Phải học > 80% số tiết.
- Học phần thực hành: Sinh viên phải tham gia đủ các bài thực hành. 
- Học phần có cả lý thuyết và thực hành thì phần nào áp dụng theo phần đó
- Những nội dung còn thiếu do nghỉ phải học (thực tập) lại và phải đóng học phí theo quy định.
* Sinh viên nghỉ học không đủ điều kiện dự thi học phần:
+ 20% < thời gian nghỉ học < = 40% số tiết quy định trong đề cương học phần đã được duyệt) phải học lại 1/3 số tiết của đề cương quy định. Đề cương học lại do các tổ môn và khoa xây dựng. Sinh viên học lại phải kiểm tra phần học lại 1 bài, kết hợp với điểm kiểm tra trước để tính trung bình chung kiểm tra ( ĐTBKTr ).
+ Thời gian nghỉ học > 40% số tiết quy định trong đề cương học phần đã được duyệt phải học lại 100% số tiết và thực hiện các bài kiểm tra như học phần mới.
Sinh viên học lại phải đóng lệ phí học lại theo quy định của trường.
+ Thời gian học, thi lại của sinh viên bố trí vào học kỳ hè hoặc có thể vào ngoài giờ học chính khóa.
* Đánh giá học phần: Đánh giá học phần bằng điểm học phần ( ĐHP ).
- Các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành, điểm học phần bao gồm: các điểm kiểm tra, điểm đánh giá phần thực hành (nếu có) và điểm thi kết thúc học phần.
- Điểm học phần là điểm trung bình cộng của điểm thi kết thúc học phần (ĐTHP) nhân với hệ số 2 và điểm trung bình của các điểm kiểm tra học phần (ĐTBKTr) được thể hiện theo công thức tổng quát sau:

ĐHP = (ĐTHP*2+ĐTBKTr)/3

Trong đó:
- ĐHP: Điểm học phần (học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành).
- ĐTHP: điểm thi kết thúc học phần (lấy điểm cao nhất trong 2 lần thi, riêng điểm để xét học bổng KKHT lấy điểm thi lần 1). Nếu không có điểm thi kết thúc học phần thì không được tính điểm học phần.
- ĐTBKTr: Điểm trung bình của các điểm kiểm tra (bao gồm điểm kỉêm tra thường xuyên và điểm kiểm tra định kỳ, điểm thực hành hay bài tập lớn môn học) có tính hệ số theo từng loại điểm.

ĐTBKTr = (ĐKTr1*n1+ĐKTr2*n2+..+ĐKTrm*nm)/(n1+n2+..+nm).

- ĐKTr1,ĐKTr2,..,ĐKTrm: Điểm kiểm tra thứ 1, thứ 2...thứ m (gồm điểm kiểm tra thường xuyên, điểm kiểm tra định kỳ, điểm thực hành nếu có hay điểm bài tập lớn môn học).
- n1, n2,..,nm : là hệ số của điểm kiểm tra thứ thứ 1, thứ 2...thứ m
- m: tổng số học phần.
Hệ số của các loại điểm kiểm tra, điểm thực hành môn học, bảo vệ thực tập và điểm bài tập lớn được quy định trong đề cương chương trình theo nguyên tắc sau: 
- Điểm kiểm tra thường xuyên (thời gian ít hơn hoặc bằng 30 phút) lấy hệ số 1.
- Điểm kiểm tra định kỳ (kết thúc chương hoặc liên chương có thời gian khoảng 45 phút) hay điểm thực hành môn học, bài tập lớn lấy hệ số 2. 
- Nếu bài tập lớn tách ra là một học phần thì được tính điểm học phần riêng biệt không đưa vào tính trong công thức này.
- Đề kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ lấy trong ngân hàng đề thi của tổ môn, nếu chưa có, giảng viên tự ra (trên tinh thần bám sát mục tiêu và hướng dẫn đánh giá kết quả điểm học phần).

Điều 11 (Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần):
- Thời gian ôn thi : Mỗi đơn vị học trình được ôn: 1/2 ngày (kể cả ngày nghỉ) cho lần 1. Lần 2 sinh viên tự ôn.
- Thời gian thi bố trí vào cuối các học kỳ.
Điều 12 (Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần):
- Đề thi kết thúc học phần được lãnh đạo khoa và trưởng tổ môn rút thăm từ ngân hàng đề thi do khoa quản lý (có biên bản lưu).
- Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết hay vấn đáp theo quy định trong bản MTCT và kế hoạch đào tạo do Hiệu trưởng trường đã phê duyệt. Khi cần thay đổi hình thức thi ( TD: chuyển từ vấn đáp sang thi viết ) thì tổ trưởng tổ môn đề nghị trưởng khoa và phòng Đào tạo trình BGH duyệt mới được thay đổi.
Điều 13 (Cách tính điểm kiểm tra, điểm thi, điểm TBC và xếp loại kết quả học tập):
- Điểm trung bình của các điểm kiểm tra - ĐTBKTr (thường xuyên, định kỳ, điểm thực hành ), điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần (tính theo công thức hướng dẫn ở điều 10) được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến10) và làm tròn đến phần nguyên. Khi kết quả chấm có điểm lẻ < 0.5 điểm thì lấy điểm theo số nguyên trước, ( TD: chấm được 6.1 đến 6.4 điểm thì kết quả cho 6.0 điểm) , còn điểm lẻ lớn hơn hoặc bằng 0.5 điểm thì lấy theo số nguyên sau ( TD: chấm được : 6.5 đến 6.9 điểm thì kết quả cho 7.0 điểm).
- Như vậy khi tính có 2 lần làm tròn ; Lần 1 tính ĐTBKTr ; Lần 2 tính ĐHP
Điều 14 và điều 15 (Thi tốt nghiệp và chấm thi tốt nghiệp…):
- Điều kiện để SV được dự thi tốt nghiệp:
+ Về học tập: SV phải tích luỹ đủ số học phần quy định cho chương trình đào tạo (bao gồm các học phần lý thuyết và thực hành đã có điểm lớn hơn hoặc bằng 5,0) trừ các học phần GDTC và GDQP.
+ Về rèn luyện: Năm học cuối khoá không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị đình chỉ học tập có thời hạn. Nếu là SV về thi lại tốt nghiệp phải có xác nhận của địa phương (nơi thường trú hoặc tạm trú) hay cơ quan thuộc diện không vi phạm pháp luật.
- Trước kỳ thi tốt nghiệp, các Khoa chức năng lập danh sách SV theo từng lớp kèm theo điểm học phần (lấy điểm cao nhất trong các kỳ thi) gửi Phòng Đào tạo thẩm định, căn cứ quy chế, thảo quyết định danh sách những SV được dự thi tốt nghiệp và danh sách SV không đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp trình Ban Giám hiệu phê duyệt, sau đó triển khai tổ chức thi không cần thành lập hội đồng xét điều kiện dự thi tốt nghiệp.
- Hình thức thi, thời gian thi và môn thi: 
- Hình thức thi tốt nghiệp : Thi viết.
- Thời gian thi : 180 phút.
- Môn thi cho các ngành được quy định trong bảng sau:

Ngành đào tạo- Môn thi TN1- Môn thi TN 2- Môn thi TN 3
1. XD Cầu đường:
 Triết học; Xây dựng Cầu; Xây dựng đường
2. Cơ khí Ô tô: Triết học; CĐBD KT Ô tô; Lý thuyết Ô tô
3. Khai thác SC MTC: Triết học; CĐBD KT MTC; Truyền động MTC
4. Kế toán DN: KT - Chính trị; KTDN - GTVT; QT Tài chính DN
5. Khai thác VT sắt: Triết học; Tổ chức chạy tàu; QT, QP chạy tàu
6. Quản trị DN: KT - Chính trị; Quản trị DN; Quản trị TC DN
7. Tin học: KT - Chính trị; CTDL-giải thuật; Vi XL + KT số

- Đơn vị học trình: Thi tốt nghiệp môn Chính trị (TN1) không quy định, còn tất cả các môn thi khối kiến thức giáo dục chuyên ngành (TN2, TN3) tính 10 ĐVHT/1môn.
- Trách nhiệm của Khoa, Bộ môn: Cử giáo viên hướng dẫn ôn thi theo đề cương được phê duyệt.
- SV dự thi tốt nghiệp khối kiến thức GDCN và các môn Mác Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh nếu có điểm dưới 5.0 sẽ được thi lại sau 6 tháng (trong kỳ thi bổ sung).
Để được xét dự thi tốt nghiệp lại, yêu cầu SV phải có đơn đề nghị gửi Phòng Đào tạo trước kỳ thi ít nhất 2 tuần, trong đơn phải có xác nhận của địa phương (nơi thường trú, tạm trú) hoặc cơ quan công tác về ý thức, thái độ chấp hành luật pháp của bản thân.

Điều 19 (Xử lý kỷ luật SV vi phạm các quy định về thi và kiểm tra):
1/. Trong khi kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ và thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp, nếu vi phạm quy chế SV sẽ bị lập biên bản phạm quy và xử lý kỷ luật đối với từng học phần đã vi phạm, theo mức độ:
- Khiển trách áp dụng với SV phạm lỗi 1 lần: Nhìn bài của bạn, trao đổi với bạn trong giờ thi hoặc kiểm tra (hình thức này do CB coi thi quyết định tại biên bản phạm quy). SV bị khiển trách môn thi nào bị trừ 25% số điểm thi của môn đó.

- Cảnh cáo đối với SV vi phạm 1 trong các lỗi sau:
- Đã khiển trách 1 lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế.
- Trao đổi bài làm hoặc giấy nháp cho bạn.
- Chép bài của người khác hoặc cố tình cho bạn chép bài của mình. 
Người bị kỷ luật cảnh cáo trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 50% tổng số điểm thi của môn đó. Hình thức cảnh cáo do CB coi thi lập biên bản, thu tang vật và ghi rõ trong biên bản hình thức kỷ luật.
- Đình chỉ thi đối với SV vi phạm 1 trong các lỗi sau:
- Đã bị cảnh cáo 1 lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế.
- Khi vào phòng thi mang theo tài liệu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, các vật dụng gây hại nguy hiểm khác.
- Đưa đề thi ra ngoài khu vực thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi.
- Viết vẽ những nội dung không liên quan đến bài thi.
- Có hành động gây gổ, đe doạ cán bộ có trách nhiệm trong kỳ thi hay đe doạ SV khác (trường hợp này còn bị xử lý kỷ luật theo quy chế HS-SV của Bộ GD ĐT).
Hình thức đình chỉ thi do CB coi thi lập biên bản, thu tang vật và do cán bộ phụ trách kỳ thi quyết định (kiểm tra thường xuyên định kỳ do giáo viên quyết định, thi học phần do lãnh đạo khoa, phòng Đào tạo quyết định, thi tốt nghiệp do hội đồng thi tốt nghiệp uỷ quyền cho thường trực hội đồng quyết định).
SV bị kỷ luật đình chỉ thi môn nào sẽ bị điểm 0 môn đó phải nộp bài và đề thi cho CB coi thi.
Việc xử lý kỷ luật SV phải được lập biên bản phạm quy. Nếu SV không chịu ký tên vào biên bản thì 2 CB coi thi ký tên vào biên bản và ghi rõ lý do SV vi phạm không ký vào biên bản. 
Sinh viên học hộ, nhờ người học hộ được áp dụng mức kỷ luật như thi hộ, nhờ người thi hộ.

* Khi thực hiện quy chế mới cần phải nghiên cứu đồng thời quy chế 25/2006/QĐ-BGDĐT và Bản hướng dẫn thực hiện quy chế 25/2006/QĐ-BGDĐT của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng GTVT. Nếu có vướng mắc gì các đơn vị phản ánh về phòng Đào tạo để Ban Giám hiệu kịp thời điều chỉnh.

T/M BAN GIÁM HIỆU
HIỆU TRƯỞNG 
CHU ĐÌNH TỤ (đã ký).