Thư mời viết bài Hội thảo khoa học Giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng Logistics ở khu vực miền trung giai đoạn 2020 đến 2030

THƯ MỜI VIẾT BÀI HỘI THẢO KHOA HỌC
Giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng logistics ở khu vực miền trung giai đoạn 2020 đến 2030”

Kính gửi: Quý nhà khoa học trong và ngoài trường

            Kết cấu hạ tầng xã hội nói chung và kết cấu hạ tầng logistics nói riêng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế vùng và đất nước, cũng như nâng cao chất lượng đời sống người dân. Từ ý nghĩa đó, phát triển kết cấu hạ tầng logistics tại khu vực miền Trung là đề tài được thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà khoa học và công chúng. Tuy vậy, ở góc độ nghiên cứu, các tiếp cận hầu hết chỉ tập trung về dịch vụ và chất lượng dịch vụ logistics, chưa có nhiều nghiên cứu về hạ tầng và kết cấu hạ tầng logistics.

            Miền Trung là khu vực có vị trí quan trọng trong kết nối các khu kinh tế miền Bắc với miền Nam, nơi có hệ thống tuyến giao thông huyết mạch nam bắc, hệ thống cảng biển, sân bay, ga đường sắt,…và được Chính phủ đã ban hành Quyết định 1874/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2014 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung năm 2020 định hướng đến năm 2030 và Quyết định 2054/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2015 về điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

            Trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ: ‘‘Nghiên cứu các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm kết nối các tỉnh khu vực miền Trung” do TS. Trần Thế Tuân làm chủ nhiệm. Trường Đại học Công nghệ GTVT (UTT) và Học viện Chính sách và phát triển (APD) đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề Giải pháp huy động nguồn lực tài chính cho phát triển hạ tầng logistics ở khu vực miền trung giai đoạn 2020 đến 2030” nhằm thảo luận các vấn đề liên quan đến luận cứ khoa học kết cấu hạ tầng logisstics theo hướng bền vững; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng logistics ở khu vực miền Trung.

NỘI DUNG HỘI THẢO

Ban tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời quý vị viết bài và tham gia đóng góp ý kiến tại Hội thảo theo các nội dung chính như sau:

  1. Luận cứ khoa học về đánh giá phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng logistic trong kết nối không gian kinh tế.
  2. Nghiên cứu kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và tính kết nối vùng.
  3. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng logistics miền Trung nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ logistics nói riêng và ngành giao thông vận tải nói chung.
  4. Huy động nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng logistics khu vực miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung.
  5. Quan điểm, định hướng chính sách và giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm kết nối khu vực miền Trung nói riêng và các vùng kinh tế khác nói chung.

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

  • Thời gian: Dự kiến tổ chức cuối tháng 5 năm 2021
  • Địa điểm: Trường Đại học Công nghệ GTVT

THỂ LỆ GỬI BÀI HỘI THẢO

Để hội thảo diễn ra thành công tốt đẹp, Ban tổ chức trân trọng kinh mời quý nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý viết bài tham luận và trình bày tại Hội thảo theo các chủ đề nội dung nêu trên.

Thời gian gửi bài:

  • Gửi đề xuất tham luận (bao gồm tên tác giả, tên bài tham luận, nội dung tóm tắt của bài tham luận trước ngày 02 tháng 4 năm 2021)
  • Gửi toàn văn bài viết tham luận trước ngày 30 tháng 4 năm 2021
  • Vui lòng gửi đề xuất tham luận và bài viết toàn văn về địa chỉ email: Lieult@utt.edu.vn, tuantt83@utt.edu.vn

Quy cách trình bày:

Bài viết bằng tiếng Việt; có dung lượng từ 3.000 từ đến 6.000 từ (khoảng 10 đến 20 trang); định dạng chữ Times New Roman sử dụng bảng mã Unicode; cỡ chữ 13 trên khổ giấy A4; giãn dòng 1.3; căn lề trái 3cm, lề phải, lề trên và lề dưới 2cm.

Kết cấu bài viết:

Bài viết toàn văn bao gồm: tên bài biết; họ và tên tác giả (các) tác giả, học hàm, học vị, tên đơn vị công tác, tóm tắt bài viết (không quá 250 từ); nội dung bài viết (có phần giới thiệu và kết luận; tài liệu tham khảo, phụ lục (nếu có)). Cuối bài viết, tác giả ghi rõ số điện thoại, địa chỉ email để Ban tổ chức tiện liên hệ, trao đổi.

Phản biện: Các bài viết sẽ được gửi đi phản biện chuyên môn, nếu đạt được yêu cầu sẽ được đăng trong kỷ yếu Hội thảo quốc gia (phiên bản số), có giấy phép xuất bản và mã số ISBN.

Kính mong nhận được sự quan tâm công tác của quý nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý.

Trân trọng cảm ơn./